|
nirvanatgr
Experienced Member
Joined: 10 May 2011
Posts: 1594
|
|
|
|
[KDLH] – Hằng năm, cứ đến mùa mưa băo là người dân thuộc xă Phú Thuận, Phú Hải, Thuân An… sống ven biển của huyện Phú Vang lại nơm nớp lo âu việc biển xâm thực cướp đi nhà cửa, vườn tược. Việc được tái định cư nhằm tạo một chỗ ở an toàn cho người dân yên tâm làm ăn, sinh sống đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết…
Ngày 27/10, khi cơn băo số 8 đang đổ vào bờ biển các tỉnh miền Trung, chúng tôi có mặt tại dọc bờ biển các xă thuộc huyện Phú Vang để t́m hiểu t́nh h́nh.
Nơm nớp lo sợ khi mùa mưa đến
Điểm sạt lở mới ở thôn Ḥa Duân, mặc dầu đă có kè mềm
Địa điểm đầu tiên chúng tôi tiếp cận là khu vực biển thuộc thôn An Dương, xă Phú Thuận (Phú Vang). Theo ghi nhận của chúng tôi, tại đây nước biển đă xâm thực ăn sâu vào đất liền tạo thành một độ dốc lớn cao 7-10m, chiều dài hơn 1km. Đă có nhiều ngôi nhà ở, nhà thờ, vườn tược cùng với những công tŕnh dân sinh bị sóng biến cuốn trôi.
Ông Ngô Đức Xẻo, năm nay đă gần 80 tuổi – một người đă sống ở đây từ nhỏ chỉ tay về phía biển cho biết, khu vực mà tôi và đồng nghiệp đang đứng trước đây có rất nhiều người dân sinh sống. Những năm gần đây, năm nào biển cũng xâm thực ăn sâu vào đất liền mấy chục mét làm cho nhà cửa, vườn tược, các công tŕnh dân sinh điều bị sóng biển cuốn trôi. Ông Xẻo cho biết thêm, ở khu vực biển thôn An Dương này tính đến nay nước biển đă ăn sâu vào đất liền 600-700m.
Ông Ngô Đức Đổng, một người già ở thôn An Dương nh́n sóng biển gầm thét mà ngán ngẩm, cứ mỗi khi mùa mưa băo đến, dân làng chúng tôi, nhất là các hộ sống gần biển điều sống trong trạng thái hoang mang, nơm nớp lo âu v́ không biết sóng biển sẽ ăn sâu vào lúc nào. Ông c̣n cho biết, có nhiều đêm nằm ngủ, nghe ầm một tiếng là trong nhà không ai bảo ai vùng dậy đẩy cửa chạy ra ngoài v́ sợ. Nhiều năm nay, người dân ở khu vực thôn An Dương đă quen với việc sống chung với sạt lở và luôn ở trong tâm trạng… sẵn sàng tháo chạy như vậy
Một cái giếng nước sinh hoạt của bà con thôn An Dương đă bị biển xâm thực trơ đáy
Cùng chung cảnh ngộ như ông Xẻo, ông Đổng ở thôn An Dương, những hộ dân sống ở thôn Ḥa Duân cũng mong muốn chính quyền địa phương sớm có những giải pháp như làm đê chắn sóng, di dân ra khỏi vùng sạt lở để người dân yên tâm sinh sống, làm ăn.
Ở xă cạnh bên, ông Phan Minh Thắng, Chủ tịch UBND xă Phú Hải cho biết, ở địa phương những năm trước có xảy ra t́nh trạng sạt lở. Tuy nhiên UBND xă đă bố trí tái định cư cho hàng chục hộ dân vào nơi ở mới an toàn. Theo ông Thắng, hiện trên địa bàn c̣n một số điểm có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa ở các thôn Cự Lại Nam và Cự Lại Bắc. Ông Thắng cho biết, ở 2 thôn này hiện có 10 hộ dân nhưng vẫn đang ở trong khu vực an toàn (cách biển hơn 100m-PV) nên trước mắt vẫn chưa cần thiết phải tái định cư.
Cần quỹ đất tái định cư
Điểm sạt lở ở thôn An Dương ngày một ăn sâu vào đất liền
Theo ông Nguyễn Văn Chường, Chủ tịch UBND xă Phú Thuận, câu chuyện sạt lở do biển xâm thực ở địa phương không phải là mới. Những năm trước, t́nh trạng sạt lở diễn ra mạnh hơn, năm nay tạm lắng. Tuy nhiên, mỗi năm biển lại càng ăn sâu vào đất liền làm người dân vô cùng lo lắng.
Theo ông Chường, hằng năm UBND xă đều có văn bản đề xuất UBND huyện và tỉnh quan tâm đến đời sống của người dân khu vực sạt lở. Cụ thể, trong năm 2012, UBND xă đă xây dựng một khu tái định cư và đă bố trí cho 12 hộ ở khu vực xung yếu vào xây nhà ở. Hiện quỹ đất của xă rất hạn chế, trong khi c̣n 8 lô th́ nhu cầu tái định cư dân vùng sạt lở của toàn xă lại khoảng 150 hộ. Ông cũng cho biết, trước mắt xă ưu tiên tái định cư cho những hộ gia đ́nh trong diện khẩn nguy, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp trong mùa này. C̣n về lâu dài th́ đề xuất UBND huyện và tỉnh bố trí thêm quỹ đất cho tái định cư. “Hiện, quỹ đất tái định cư của xă đă hết. Nếu được, chúng tôi phải lấy quỹ đất từ những diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản kém chất lượng. Nhưng việc chuyển đổi đất này qua tái định cư có kinh phí rất lớn nên xă vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Rất mong được sự quan tâm hỗ trợ của UBND huyện và UBND tỉnh”- ông Chường cho hay.
Nhiều người dân phải bỏ làng ra đi v́ biển xâm thực, việc tái định cư cho dân cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Quang, Bí thư Huyện ủy Phú Vang cho hay, hiện trên địa bàn toàn huyện có các điểm sạt lở ở Thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là ở thôn An Dương (Phú Thuận). Chủ trương của huyện là huy động nguồn lực để xây dựng khu tái định cư cho dân khu vực sạt lở.
Đến nay, huyện đă và đang chỉ đạo các địa phương gấp rút xây dựng khu tái định cư và đă tổ chức tái định cư được 4-5 đợt với hơn 200 hộ. Quan điểm của huyện là ưu tiên cho những hộ dân sát biển tái định cư trước, chứ không có chuyện hộ ở sau đi trước; ưu tiên cho người dân khu vực xung yếu tái định cư trước.
“Huyện cũng đang đề xuất UBND tỉnh ưu tiên các nguồn kinh phí hỗ trợ cho các xă xây dựng hạ tầng các khu tái định cư để sớm hoàn thành việc tái định cư cho dân khu vực sạt lở”-Ông Phan Văn Quang nói.[b][color=DarkOrchid]KDLH[/color] trang cung cấp các thông tin về dịch vụ [color=Blue]du lịch[/color] và giải trí tại Huế, các món ăn [color=Purple]đặc sản huế[/color] như [color=DarkGreen]bánh bèo[/color], [color=Green]cơm hến[/color], [color=SeaGreen]chè cung đ́nh huế[/color]. Các điểm tham quan như [color=Sienna]chùa Thiên Mụ[/color], [color=DarkOrange]lăng Tự Đức[/color], [color=SandyBrown]Lăng Minh Mạng[/color], Lăng Khải Định[/b]
|
|
|